Xôi ngũ sắc – Món ăn truyền thống hội tụ tinh hoa đất trời Tây Bắc

Tây Bắc nổi tiếng với nhiều món ẩm thực độc đáo và một trong những món ăn không thể không nói đến, đó là xôi ngũ sắc.

Sở dĩ gọi là xôi ngũ sắc vì món xôi này có 5 màu cơ bản gồm trắng, tím, xanh, vàng và đỏ. Người dân Tây Bắc thường làm món xôi đặc biệt này vào các dịp đặc biệt trong năm như lễ Tết hoặc đám cưới, đám giỗ…

Những ai từng có cơ hội được thưởng thức xôi ngũ sắc Tây Bắc sẽ không thể quên được mùi thơm đặc biệt của các loại lá cây tạo màu cho xôi, hạt nếp dẻo ngậy, hương vị đặc trưng độc đáo.

Xôi ngũ sắc - Món ăn truyền thống hội tụ tinh hoa đất trời Tây Bắc
Xôi ngũ sắc – Món ăn truyền thống hội tụ tinh hoa đất trời Tây Bắc

Ý nghĩa đặc biệt của xôi ngũ sắc

Đặc sản xôi ngũ sắc không chỉ ngon mà rất đẹp và mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Theo quan niệm của người dân vùng Tây Bắc, ý nghĩa xôi ngũ sắc ngoài việc thể hiện “ngũ hành” còn thể hiện khát vọng yêu thương. Món xôi này thể hiện cho lòng yêu mẹ, kính cha; tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lừa và cũng là tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành.

Ý nghĩa đặc biệt của xôi ngũ sắc
Ý nghĩa đặc biệt của xôi ngũ sắc
  • Xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng sống và những ước mơ về tương lai tươi sáng.
  • Xôi màu tím tượng trưng cho màu của đất đai trù phú. Đối với người dân tộc phía Bắc, đất đai là một vật quý báu cần được giữ gìn và phát triển.
  • Xôi màu vàng thì tượng trưng cho sự no ấm và phồn thịnh, thể hiện mong ước cho cuộc sống yên bình, no đủ của người dân.
  • Xôi màu xanh sẽ tượng trưng cho màu của núi rừng Tây Bắc, màu xanh của cây cối, rừng rậm và nương rẫy.
  • Xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, thủy chung. Ngoài ra đó còn là tình thương đối với cha mẹ, lòng kính trọng đấng sinh thành.

Cách bày trang trí xôi ngũ sắc tạo hình cánh hoa là để thể hiện tình yêu thương và lòng tôn kính đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Ý nghĩa đặc biệt của xôi ngũ sắc
Ý nghĩa đặc biệt của xôi ngũ sắc

Cách làm xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc không chỉ đa dạng màu sắc mà còn quyến rũ với nhiều hương vị thơm ngon.

Nguyên liệu nấu xôi

  • Gạo nếp: 2kg
  • Màu đỏ và màu tím: 200gr lá cẩm đỏ và 200gr lá cẩm tím.
  • Màu xanh lá: 300gr lá nếp.
  • Màu vàng: nghệ tươi hoặc bột nghệ.
  • Sữa đặc, đường cát trắng
  • Khuôn làm xôi (nếu có)
Cách làm xôi ngũ sắc
Cách làm xôi ngũ sắc

Cách làm

Sơ chế nước màu ngâm gạo

  • Màu đỏ: Đầu tiên, bạn rửa sạch lá cẩm đỏ, cắt khúc. Sau đó, cho 1 lít nước vào nồi và đun sôi. Khi bếp sôi cho lá cẩm đỏ vào ngâm khoảng 2 – 3 phút, lấy phần nước màu đó lọc qua rây và để nguội.
  • Màu tím: làm tương tự màu đỏ.
  • Màu xanh lá: Rửa sạch lá nếp, ngâm lá nếp trong 1 lít nước đun sôi. Bạn có thể dùng máy xay sinh tố để lấy màu xanh. Màu xanh hơi khó lên màu do đó bạn nên sử dụng nhiều lá nếp và vò thật kĩ để ra màu xanh đậm.
  • Màu vàng: Hòa tan bột nghệ với nước sôi sau đó lọc bỏ cặn, chỉ lấy phần nước.

Đối với gạo, sau khi đãi sạch gạo, bạn chia đều làm 5 phần bằng nhau và lần lượt đổ vào từng chén gạo 5 màu khác nhau. Thời gian ngâm là từ 3 tiếng trở lên, bạn nên ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian nấu nướng.

Cách làm xôi ngũ sắc
Cách làm xôi ngũ sắc

Bí quyết làm xôi ngũ sắc dẻo

Trước khi nấu xôi 7 màu, bạn chắt sạch nước và đổ gạo ra rổ cho ráo nước. Tiếp đến trộn đều gạo với 1 ít sữa, 1 thìa đường cho xôi ngũ sắc mềm và có vị ngọt thanh. Khi nấu xôi ngũ sắc tuy có phần phức tạp vì sử dụng nhiều nồi nấu xôi cùng một lúc. Bạn có thể dùng nồi to, sau đó dùng miếng tre đan ngăn giữa các màu xôi.

Bí quyết làm xôi ngũ sắc dẻo
Bí quyết làm xôi ngũ sắc dẻo

Tạo khuôn đẹp cho xôi ngũ sắc

Bạn nên tạo khuôn khi xôi còn nóng, xôi sẽ dễ kết dính tốt nhất và khuôn sẽ dính chặt vuông vức hơn.

Để làm xôi ngũ sắc có rất nhiều cách trang trí khác nhau trên đĩa, bạn có thể chia đĩa xôi thành 5 màu trong một dĩa, hoặc xếp chồng lên 5 tầng đều được.

Tạo khuôn đẹp cho xôi ngũ sắc
Tạo khuôn đẹp cho xôi ngũ sắc
3.8/5 - (125 bình chọn)
Back to top button