Thịt lợn cuối năm trong văn hóa ẩm thực Việt

Trong bức tranh văn hóa ẩm thực Việt Nam, sự kiện thịt lợn cuối năm và món tiết canh lòng lợn đóng một vai trò đặc biệt, mang đậm dấu ấn của sự sum họp, sẻ chia và tình làng nghĩa xóm. Những ngày tháng cuối năm, không khí rộn ràng chuẩn bị cho Tết đến Xuân về, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bếp lửa hồng, những bàn tay khéo léo chế biến món tiết canh lòng lợn, tiếng lợn kêu, tiếng dao thớt băm chặt rộn ràng khắp xóm làng – một phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ở nhiều vùng quê Việt Nam.

Thịt lợn cuối năm trong văn hóa ẩm thực Việt

Tôi còn nhớ ngày xưa, ở quê nhà, nuôi lợn là việc không thể thiếu để chuẩn bị cho những ngày Tết. Gần đến cuối năm, nhà nhà lại náo nức chuẩn bị thịt lợn để “ăn đụng”. Đó là cách mà mấy nhà gần nhau hoặc anh em họ hàng cùng nhau thịt lợn và chia nhau thành quả cuối năm. Mỗi dịp này, món tiết canh và lòng lợn trở thành điểm nhấn đặc biệt trong bữa tiệc. Lợn nuôi bằng rau bèo, nên thịt thơm ngon, mỡ giòn bùi, nạc ngọt đậm đà.

Thịt lợn cuối năm trong văn hóa ẩm thực Việt

Trước khi chọc tiết lợn, người ta pha một ít nước sôi để nguội cùng muối, mắm, mì chính và hứng tiết lợn trực tiếp vào đó để tiết không bị đông. Sau khi chọc tiết xong, lợn được làm lông sạch sẽ, mổ lấy hết nội tạng ra, rửa sạch và chia phần. Phần lòng cũng được làm sạch kỹ càng.

Thịt lợn cuối năm trong văn hóa ẩm thực Việt

Công đoạn tiếp theo là lọc thịt để giã giò – một món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Thịt giã tươi sẽ thơm ngon, dai giòn hơn so với để lâu mới làm giò. Cùng lúc đó, một nhóm khác bắt đầu làm món lòng dồi. Lòng dồi được chế biến từ lòng non, gan, lạc rang, rau thơm,… tất cả trộn cùng tiết rồi dồn vào đoạn lòng, buộc hai đầu và luộc chín.

Thịt lợn cuối năm trong văn hóa ẩm thực Việt

Khi lòng chín, lòng được vớt ra, rửa qua nước lạnh hoặc nước lạnh có vắt thêm chanh hoặc dấm để cho lòng giòn và trắng sạch hơn.

Thịt lợn cuối năm trong văn hóa ẩm thực Việt

Món tiết canh thì đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm. Cuống họng, thịt vụn, diềm gan, rau thơm, lạc rang được băm nhỏ làm nhân, sau đó chan tiết lợn đã đánh tan vào. Chỉ sau vài phút, tiết canh đông lại, người ta sẽ xếp lên trên vài miếng gan, phổi, tim, lá nách lợn và vài cọng rau mùi ta, rau húng quế tạo nên món ăn hấp dẫn và đậm đà.

Thịt lợn cuối năm trong văn hóa ẩm thực Việt

Sau khi lòng và tiết canh đã sẵn sàng, chúng được bày lên cùng các loại rau sống ăn kèm. Tất cả mọi người cùng tham gia thưởng thức món tiết canh lòng lợn với vài chén rượu, cảm nhận cái ngon ngọt, giòn dai, thật là một trải nghiệm tuyệt vời.

Thịt lợn cuối năm trong văn hóa ẩm thực Việt

Bữa tiệc cuối năm không chỉ là dịp để thưởng thức ẩm thực, mà còn là dịp để gắn kết tình cảm gia đình, tình anh em họ hàng và tình làng nghĩa xóm.

Thịt lợn cuối năm trong văn hóa ẩm thực Việt

Ngày nay, sự phát triển của xã hội đã làm thay đổi nhiều điều. Người ta không còn tụ tập để “ăn đụng” nữa, thay vào đó chỉ cần ra chợ mua thịt lợn, giò chả là đủ thịt cho những ngày Tết. Món tiết canh cũng không còn được ưa chuộng vì những rủi ro sức khỏe. Dù vậy, những ký ức về bữa tiệc cuối năm với món tiết canh lòng lợn vẫn mãi là một phần ký ức đẹp đẽ, gợi nhớ về sự đầm ấm, tình yêu thương và văn hóa ẩm thực của một thời đã qua.

Đánh giá
Back to top button