Củ dền – Nguyên liệu “vàng” cho sức khỏe
Củ dền thuộc họ củ cải ngọt nhưng không phải củ cải đường như nhiều người vẫn nghĩ. Củ cải đường có vỏ màu đỏ nhưng bên trong màu trắng trong khi củ dền cả vỏ và bên trong đều màu tím than hoặc đỏ thẫm. Bạn thường thấy củ dền có hình tròn nhưng trong tự nhiên củ dền có cả củ tròn và củ dài.
Củ dền là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao
Cả lá và củ của loại cây này đều có hàm lượng Vitamin A, B1, B2, B6, C cao. Hàm lượng chất sắt trong củ dền nhiều hơn so với rau bina hay còn gọi là rau chân vịt – vốn cũng nổi tiếng là loại rau tốt cho sức khỏe.
Củ dền chứa nhiều nitrat vô cơ và sắc tố, mang đến những giá trị tuyệt vời dành cho sức khỏe.
Củ dền giúp giảm huyết áp
Chỉ sau vài giờ ăn củ dền có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Lượng huyết áp giảm có thể lên đến 4-10mmHg. Vì vậy nó giúp giảm nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ.
Giảm viêm và chống nhiễm trùng
Những sắc tố betalain có trong củ dền được cho là có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng. Tuy nhiên vẫn cần có những nghiên cứu trên người bởi hầu hết thí nghiệm khả năng chống viêm này mới chỉ được thực hiện trên chuột.
Viêm mãn tính có liên quan đến 1 số bệnh như xương khớp, béo phì, bệnh tim, bệnh gan và ung thư.
Tốt cho người chơi thể thao
Một tác dụng nổi bật của củ dền là giúp cải thiện hiệu suất của chơi thể thao và vận động nặng nói chung nhờ hàm lượng Nitrat cao.
Một nghiên cứu gồm 8 nam giới tiêu thụ 500ml nước ép củ dền hàng ngày trong 6 ngày giúp kéo dài thời gian kiệt sức khi tập thể dục ở cường độ cao thêm 10-25%, tức là cải thiện 1-2% hiệu suất tổng thể. Vì vậy mà củ dền thường được sử dụng bởi các vận động viên.
Lưu ý: Nên sử dụng củ cải đường trước khi tập luyện 2-3 giờ vì hàm lượng Nitrat trong máu chỉ đạt đỉnh trong vòng 2-3 giờ.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Một chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu chất xơ. Chất xơ không tham gia vào quá trình tiêu hóa và đi xuống ruột kết – nơi nó nuôi các vi khuẩn có lợi cho cho hệ tiêu hóa.
Củ dền nhiều chất xơ nên nó tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
Hỗ trợ sức khỏe não bộ
Trong 1 bài kiểm tra nhận thức ở những người tiêu thụ 250ml nước ép củ dền mỗi ngày trong 2 tuần. Thời gian nhận thức và phản ứng nhanh hơn 4% so với trước đó.
Củ dền giúp tăng lượng máu lên não, cải thiện chức năng nhận thức và có thể làm giảm nguy cơ mất trí nhớ.
Củ dền giúp giảm cân
Mặc dù không thực sự nổi bật nhưng củ dền có hiệu quả giúp bạn giảm cân. Đây là những lý do:
- Củ dền chứa ít calo và nhiều nước
- Mặc dù ít calo nhưng củ dền vẫn chứa 1 lượng vừa phải Protein. Chất xơ và protein và 2 dưỡng chất quan trọng để đạt và duy trì mức cân nặng hợp lý.
- Củ dền giúp giảm sự thèm ăn và thúc đẩy cảm giác no, no lâu vì chứa fodmaps dưới dạng fructans. Vì thế mà loại thực phẩm này cũng khó tiêu.
Có thể có một số đặc tính chống ung thư
Các nghiên cứu trên tế bào người và chuột cô lập đã chỉ ra rằng các sắc tố trong củ dền có thể giúp giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, những bằng chứng hiện tại là khá hạn chế.
Bảng giá trị dinh dưỡng của củ dền
Calo | 44 gram |
Chất đạm | 1,7 gram |
Chất béo | 0,2 gram |
Chất xơ | 2,0 gram |
Vitamin C | 6% RDI |
Folate | 20% RDI |
Vitamin B6 | 3% RDI |
Magie | 6% RDI |
Kali | 9% RDI |
Photpho | 4% RDI |
Mangan | 16% RDI |
Sắt | 4% RDI |
Cách chế biến củ dền
Củ dền thường được chế biến thành những món ăn và đồ uống dưới đây:
Phổ biến
- Nước ép củ dền
- Canh củ dền (nấu với cà rốt, xương heo)
- Tiết canh bằng củ dền (trào lưu mới)
- Cháo củ dền (thường nấu với thịt bò cho bé)
Ít phổ biến hơn
- Củ dền luộc
- Mứt củ dền
- Sinh tố củ dền
- Salad củ dền
- Súp củ dền