Món “nhấm” quen thuộc nơi quán nước cổ xưa
Kẹo lạc là một phần trong nét văn hóa của người Việt. Nó là thứ quà ý nghĩa cho những vị khách phương xa.
Theo tương truyền, thế kỷ XVII, bà Chúa Mía (cung phi của Chúa Trịnh Tráng) đứng ra hưng công xây dựng lại Chùa Mía. Bà dạy cho người dân làng Đường cách trồng mía nấu kẹo.
Vị ngọt của cây mía đã được nhân dân sáng tạo ra rất nhiều thức kẹo ngon như kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng.Nó đã trở thành sản phẩm truyền thống của làng nghề Đường Lâm. Lạc để làm kẹo là loại lạc được trồng ở vùng núi đồi xứ Đoài có vị thơm và béo. Lạc còn mới, được lựa chọn rất kỹ càng, để tránh những hạt thối, hạt mốc.
Mạch nha là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để làm kẹo lạc. Mạch nha được làm từ cháo gạo, ngô, lúa mỳ, sắn… kết hợp với bột mầm gạo (cốc nha), mầm mạch (mạch nha).
Vừng, nha, đường được pha theo tỷ lệ phù hợp rồi đun trên bếp than vừa lửa và liên tục quấy đều.
Sau khi đun nóng, nha ngả màu vàng nâu thì đổ lạc vào khấy đều lên để nha và lạc quyện vào nhau.
Đổ nha và lạc còn nóng xuống bàn cán. một lớp vừng được trải trên mặt bàn. Dùng con lăn cán mỏng.
Sau khi cán mỏng đến độ cần thiết, kẹo được cẳt thành từng miếng nhỏ.
Rồi đóng gói
Gói kẹo ngày nay có mẫu mã đẹp có hình biểu tượng cổng làng Đường Lâm. Kẹo lạc là món quà nhắc về quê hương, về nét văn hóa của người Việt, món quá ý nghĩa cho những vị khách phương xa lần đầu đặt chân đến Việt Nam.
Người phương xa dễ nhận ra hương vị rất riêng của vùng đất cổ qua những món quà quê. Và hơn hết, nó còn là sự phản chiếu tâm hồn, là cái nết ăn, nết ở của người dân xứ Việt.